Đoạn trừ tâm kiêu ngạo, dua nịnh – Tu hạnh ít muốn và biết đủ
Kiêu ngạo và dua nịnh là những loại tâm lý làm ô nhiễm tâm và chướng ngại cho việc tu tập. Để giảm dần tham sân si phải tu tập hạnh ít ham muốn và biết đủ.
Tại sao cần phải đoạn trừ tâm kiêu ngạo và dua nịnh? Tu tập hạnh ít ham muốn và biết vừa đủ sẽ đạt được những lợi ích gì?
Tâm kiêu ngạo: là tâm lý phiền não phụ thuộc của tâm lý mạn, là tâm lý thường tình của con người.
Tâm dua nịnh: là tâm lý phiền não phụ thuộc của tham và si, là loại tâm lý ô nhiễm làm tâm hồn xu hướng thế tục.
“Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thư thái, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn, có ít ham muốn là có Niết bàn”.
“Biết vừa đủ thì nằm trên đất cũng thấy vui thích, không biết vừa đủ dù ở thiên đường cũng không vừa ý”. Người không biết đủ thì có bao nhiêu cũng cho là thiếu nên kinh gọi là “tuy giàu mà nghèo”. Ngược lại thì “tuy nghèo mà giàu”, nghèo vì cảm giác thiếu thốn, giàu vì cảm giác thỏa mãn, vừa ý.