Tự chủ

Trong khóa tu Bát Quan Trai kỳ 3 ngày 19/04/2015 (nhằm ngày mùng 01 tháng 03, Ất mùi). Hòa thượng trụ trì Thích Viên Giác đã chia sẽ với đại chúng thời pháp thoại với đề tài: “Tự chủ”. Bài giảng đã truyền tải nhiều điều đạo lý cũng như phương thức giúp chúng ta làm chủ cuộc đời mình để có được nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

Trong khóa tu Bát Quan Trai kỳ 3 ngày 19/04/2015 (nhằm ngày mùng 01 tháng 03, Ất mùi). Hòa thượng trụ trì Thích Viên Giác đã chia sẽ với đại chúng thời pháp thoại với đề tài: “Tự chủ”. Bài giảng đã truyền tải nhiều điều đạo lý cũng như phương thức giúp chúng ta làm chủ cuộc đời mình để có được nhiều niềm vui hơn trong cuộc sống.

Tự chủ là niềm mơ ước của chúng ta. Tự mình làm chủ cuộc đời của mình sẽ có đời sống hạnh phúc. Nhưng ngược lại, nếu mình không tự chủ được thì sẽ bị dẫn dắt làm những điều không phải ước muốn của mình nên dễ mệt mỏi.

Để có được đời sống tự chủ đòi hỏi phải tu nhiều. Chúng ta khi sinh ra đều không làm chủ được bởi vì còn một nguyên nhân sâu xa nữa đó là động lực từ kiếp trước chi phối. Trong đời sống việc muốn thế này hay thế kia đều không phải thực sự mình muốn mà đó là sự đòi hỏi âm thầm từ kiếp trước để lại. Ước muốn của mình do các điều kiện về sinh lý, tâm lý, môi trường, nhu cầu thúc đẩy chứ không phải thực sự do mình chủ động đề ra. Để làm chủ được đời sống của mình đó là lý tưởng sống của người Phật tử.

Mình là người Phật tử, thân khẩu ý cần có một sự kiểm soát trong lời nói, việc làm… Một người ở đời dù có hiền nhưng không phải là Phật tử thì khi gặp chuyện không như ý muốn thường dễ mất bình tĩnh, bức xúc và dễ đưa đến con đường phạm tội vì chưa có thọ giới, không có hàng rào nào ngăn cản. Từ đây ta thấy đươc sự khác nhau giữa người đã trở thành Phật tử và chưa quy y là như vậy. Đức Phật đã dạy, ai trong chúng ta đều cũng có Phật tính, tuy nhiên đối với người phật tử sẽ chuyển sang một dạng năng lực nhằm tương tác vào đời sống và có sự thay đổi tích cực.

Thường thì ở đời cái mà mình làm sai với người khác thì không nhớ nhưng người khác làm gì sai với mình thì nhớ rất kỹ và rất sâu do vậy không nhận ra đường đi của nghiệp và cứ đổ thừa kiếp trước. Vậy nên để có chất liệu sống mạnh mẽ thì cần phải ghi nhớ 4 điều:

  • Thứ nhất, là thấy rõ tính vô thường của sự vật để không bị vướng mắc, vì có vướng mắc thì sẽ có đau khổ mà con đường chúng ta đi là đến bến bờ giải thoát.
  • Thứ hai, mình luôn nhớ trong cuộc đời này luôn luôn có những người thương mình. Sở dĩ ta đứng vững trong cuộc đời này vì có tình thương: tình cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô, bạn bè, huynh đệ…
  • Thứ ba, ta cần thấy rằng những điều khó khăn trong cuộc sống thật ra ít hơn những điều thuận lợi. Vì nếu khó khăn mà nhiều thì ta cũng không có thời gian để ngày ngày lên chùa tụng kinh, nghe những lời dạy bảo của Thầy hay cùng huynh đệ làm công tác Phật sự…
  • Thứ tư, ta có thể thay đổi được hoàn cảnh bằng cái tinh thần của mình.

Bốn điều đó sẽ giúp ta vượt qua khó khăn và có thể thay đổi đời sống bằng quyết tâm của mình.

Sự lo lắng, đau buồn, lo âu… không giải quyết được vấn đề của ngày mai nhưng sẽ lấy đi sự bình an của hiện tại, cho nên buồn lo là vô duyên. Chúc các Phật tử vui vẻ lên, không buồn, không lo gì cả.

Kính mời quý Phật tử cùng nghe lại bài pháp thoại của Thầy.