Phần 1: Tổng Quan – Đạo đức và lối sống của người Phật tử – HT. Thích Viên Giác
I. Người Phật tử là ai? Tên gọi: “Phật tử” nói lên đạo Phật khác với các tôn giáo khác …
I. Người Phật tử là ai?
Tên gọi: “Phật tử” nói lên đạo Phật khác với các tôn giáo khác khi gọi tín đồ của mình.
- Phật giáo gọi thật là cao cả. Sự khác biệt đó là giá trị. Giá trị của người Phật tử rất cao.
- Phật tử có nghĩa là con của Phật. Khi gọi như vậy người ta sẽ hỏi: “Phật tử là ai?”, “Phật là ai?”. Khi biết được cha ông mình là ai, biết được mình là ai, từ đó định hướng tác phong, đường đi, lối sống.
- Phật là đấng giác ngộ, là người tỉnh thức.
Giác ngộ: Không còn mê muội, si mê, không chìm đắm trong đam mê, dục vọng nữa. Là người sáng suốt, là 1 hữu tình không bị si chi phối. Ra đời vì lợi ích, vì mục đích của Chư Thiên, nhân loại.
Phật tử là con của người tỉnh thức thì không thể mê mờ. Khi thọ 5 giới, nhắc mình ra khỏi vũng sình của tội lỗi. Có cái gen của Phật, con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Phật không chỉ có tỉnh thức giác ngộ mà còn có 10 danh hiệu: Thế Tôn, Như Lai, Ứng Cúng (xứng đáng để chúng sinh cúng dường), Chánh Biến Tri (cái biết, cái thấy là đúng chân lý), Minh Hạnh Túc (đủ trí tuệ, đức hạnh), Vô Thượng Sĩ (đấng vô thượng không ai hơn được), Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.
Người Phật tử là người thừa kế và phát huy những phẩm chất của Phật, chúng ta có tiềm năng năng lực của Phật. Phật tử là giá trị của bản thân thông qua giá trị của Phật, siêu việt, tuyệt đối, hoàn hảo giống như con sư tử tự hào về dòng giống của mình dù nó đang nằm trong bầy chó. ( Truyện trong kinh Phật kể )
Phát triển giá trị của bản thân mình, Phật gọi Phật tử tại gia là Thánh Đệ tử, Đa Văn Thánh Đệ Tử, phân biệt với người bình thường là phàm phu tục tử.
Nói đến sự cao cả của người Phật từ không phải là để tự hào, kiêu căng, ảo giác mà là để cố gắng, vươn lên. Phẩm chất giác ngộ nằm ở trong tâm của mình để từ đó chọn cái của Phật để làm, từ chối những cái không phải của Phật để không làm ví dụ cãi lộn, tham ăn.
II. Người Phật tử là người hiền:
Người hiền là người diệt trừ 4 nghiệp phiền não: sát, đạo, dâm, vọng (4 loại hành vi tạo ác nghiệp) có 5 giới để điều chỉnh hành vi. Nhớ để trở thành tư tưởng, hệ thống tư duy, lập luận, lý luận. Trong xã hội coi trọng người hiền và ai cũng muốn có nhiều người hiền.
III. Người Phật tử là người lương thiện:
Thiện tức là lành, ngược lại là ác. Người thiện là người lương thiện. Người thiện là người không làm điều ác qua 4 động cơ. Động cơ tức là bên trong, tâm lý .
Có 4 động cơ gồm :
- Do tham mà làm ác, tham mới ăn trộm, tham mới tà dâm.
- Do sân hận: tâm nóng nảy, tức tối, giận hờn dẫn đến hành vi.
- Do si: ngu si, thiếu hiểu biết, bị mê mờ.
- Do sợ mà làm ác, người ta dọa mình làm mình phải đánh người đó.
IV. Người Phật tử là người sống chuẩn:
Người Phật tử sống chuẩn, tránh xa 6 nguyên nhân của tán gia bại sản.
- Không đam mê rượu chè
- Du hành đường phố phi thời: Không đi chơi đêm, đi chơi phố vào những giờ không phù hợp)
- La cà đình đám, hí viện: ca hát, trống kèn, đam mê tụ hội. La cà : kích thích não, uống cà phê không uống ở nhà mà thích ra quán
- Đam mê cờ bạc làm tán gia bại sản. – 4 cái trên nằm trong máu của mình, cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề các thứ, cá độ bóng đá.
- Không giao du bạn ác, chọn bạn mà chơi, chọn không đúng bạn cũng tán gia bại sản. Cổ nhân có câu: “Sinh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu” sinh ta ra là cha mẹ nhưng nên hay hư, tốt hay xấu là do bạn bè. Do đó, chọn bạn còn quan trọng hơn chọn vợ!
- Không quen thói làm biếng
Người ta hay đổ thừa cho 6 nguyên nhân
- Quá lạnh không làm việc được
- Quá nóng cũng không làm việc được
- Quá trễ nên thôi khỏi làm việc
- Quá sớm nên để từ từ làm
- Quá đói làm không nổi
- Quá no không làm được
Viện đủ lý do để trì hoãn. Sư phụ kể ngày trước thầy dạy ở chùa Đại Tòng Lâm. Hôm đó trời mưa lớn, thầy cũng đi dạy bình thường, Tới nơi, các học trò chưa dậy, còn ngạc nhiên hỏi ủa con tưởng bữa nay thầy cho nghỉ. Thầy rầy cho 1 trận.
Vì vậy, ai muốn có tiền thì hãy siêng năng, nổ lực.
V. Người Phật tử là người sống hài hòa, trách nhiệm với các mối quan hệ xã hội:
Gồm có 6 mối quan hệ
1. Cha mẹ – Con cái
a. Con cái: Nuôi dưỡng, phụng dưỡng cha mẹ, phụng sự để đền ơn cha mẹ.
b. Cha mẹ: Thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái, dạy đạo đức cho con, tạo dựng nghề nghiệp, đúng lúc trao quyền thừa kế.
2. Thầy – Trò
a. Trò: Đứng dậy chào thầy, phục vụ thầy, chú tâm học hỏi thầy.
b. Thầy: Huấn luyện khéo léo, dạy phương thức bảo trì, giới thiệu nghề phù hợp.
3. Vợ – Chồng
a. Chồng: Kính trọng vợ, trung thành đối với vợ, trao quyền hành cho vợ, sắm nữ trang cho vợ
b. Vợ: Khéo léo nhanh nhẹn trong các công việc
4. Chủ – Tớ
a. Chủ: Giao đúng việc, việc phù hợp với khả năng và sở trường, chia sẻ mỹ vị cho họ, thỉnh thoảng cho họ nghỉ ngơi hợp lý, sống hài hòa, tặng quà vật vào những dịp cần thiết
b. Tớ: Nhiệt thành, say mê công việc, làm việc bằng tất cả sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề, biết ơn và hài lòng với những gì chủ tặng cho
5. Bạn bè với nhau
a. Bạn bè: Bố thí, ái ngữ, đồng sự, lợi hành
b. Mình: Bảo trì tài sản cho bạn, trở thành chỗ nương tựa khi bạn gặp nguy hiểm, không trốn tránh bạn khi gặp khó khăn, kính trọng gia đình của bạn
6. Người tu hành – Tín đồ
a. Tín đồ: Có lòng thương về thân, khẩu, ý đối với quý thầy. Ý có lòng thương tưởng. Mở rộng cửa đối với quý Thầy.
b. Người tu hành: Ngăn tín đồ không làm điều ác, thương xót tín đồ bằng lòng từ bi, dạy cho tín đồ làm điều thiện.