Phần 7: Mười hạnh không cầu 1 (1-4) – Đạo đức và lối sống của người Phật tử

“Mười hạnh không cầu của người Phật tử” được Hòa Thượng Trí Quang dịch là “10 điều tâm niệm”. Nói …

“Mười hạnh không cầu của người Phật tử” được Hòa Thượng Trí Quang dịch là “10 điều tâm niệm”.

Nói đến Người Phật tử là có sự tu tập, có nhận thức, đang đi trên con đường Thánh. Mục đích của 10 điều này (10 hạnh của người Phật tử) là để rèn luyện tâm trí, để thành tựu đạo nghiệp. Tu luyện tức là rèn luyện, nâng cao phẩm chất, mở rộng thế giới tâm linh siêu việt.

1. Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ – Vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh:

  • Tôi phải bị già, tôi không thoát khỏi già.
  • Tôi phải bị bệnh, tôi không thoát khỏi bệnh.
  • Tôi phải bị chết, tôi không thoát khỏi chết
  • Tôi phải bị mất mát, đổ vỡ những gì mà tôi yêu thích và phàm những gì tôi làm, tôi là chủ của nghiệp, hạnh phúc hay khổ đau đều do tôi mà ra.
  • Không phải 1 mình tôi phải bị bệnh và không thoát khỏi bệnh mà phàm là con người thì ai cũng phải bệnh và không thoát khỏi bệnh.

Vì thế, mong cầu không bệnh là mong cầu không thể được. Khi không đau nhìn hoa lan đẹp. Khi bệnh nhìn hoa như lá vàng, cỏ rác. Có sức khỏe là có lợi thế nhưng nếu chúng ta không cảnh giác, chúng ta sẽ bị nô lệ cho tham dục, những tham muốn nhưng thực ra chỉ là những đòi hỏi của thể xác. Đối với người tu tâm dưỡng chí đại kỵ là dục vọng.

2. Ở đời đừng cầu không hoạn nạn – Vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy:

Muốn không hoạn nạn, đó là hiện tượng bất an của đời sống. Hoạn nạn tới hay không tới không quan trọng. “Bởi vì cái cầu này cũng là cái cầu không thỏa mãn.” Và cái hoạn nạn đó nó không tới thì vui còn không, khi hoạn nạn tới nó tạo cho mình sự sụp đổ. Vì luôn lấy cái tôi đối chiếu, mong mình an toàn, không vướng mắc cái gì. Cầu: Tâm chấp chặt vào cái đời sống này. Khi duyên nghiệp tới học cách chấp nhận. Chúng ta có thể chấp nhận thương đau khi chúng ta không khao khát đừng hoạn nạn. Để vượt qua hoạn nạn, chấp nhận đó là nghiệp vì hoạn nạn là cái thường có ở đời.

Nếu không có tau ương hoạn nạn, chúng ta không nhìn rõ bản chất của đời sống. Người không có sẽ kiêu mạn, kiêu căng, chảnh. Khi gặp tai ương hoạn nạn sẽ dễ thương hơn, biết mình, biết người, khiêm tốn hơn, mở lòng với kẻ khác, từ đó thấu hiểu hơn.

Kinh Khúc gỗ trôi trên dòng sông: “Nếu thuận lợi, khúc gỗ sẽ ra biển, không tấp vào bờ bên này, không tấp vào bờ bên kia, không bị nhân vớt lên, không bị phi nhân vớt lên (ông thần), không bị cù lao chặn lại, không bị mục nát ở bên trong, không rã thì sẽ trôi ra biển”. Cái Cù Lao ở đây tượng trưng cho lòng kiêu mạn. 

“Kiêu” từ đó dẫn tới thất bại, không thành tựu công việc. Chỉ khi tu tới thánh A La Hán mới đoạn trừ được kiêu mạn. Trong tất cả chúng ta đều tiềm năng, tiềm tang cái kiêu mạn do có 1 trong các yếu tố: khỏe, đẹp, giàu, giỏi. Tóm lại, còn sống là còn kiêu mạn (ví dụ khi nói bạn tôi đã chết, có cái gì đó ẩn chứa bên trong cái tự hào, tự mãn).

3. Cứu xét tâm tánh đừng cầu không khúc mắc – Vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo:

Tu không dễ chút nào, nhầm cũng rất nhiều. Để thấu rõ tâm tánh đòi hỏi nhiều nổ lực và đừng mong dễ dàng, không có khúc mắc gì, nó có rất nhiều chuyện trong đó. Để chấp hành mình nhìn rõ vào tâm của mình mới thấy biết bao ý nghĩ cao cả, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, đan xen lẫn nhau, đan xen 1 cách chớp nhoáng, sát na, giây trước khác, giây sau khác. Miệng mới nói yêu thì nói xong hết yêu liền. Mọi sự tiếp xúc nhau về cuộc đời đều là ảo ảnh!

4. Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng – Vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường:

Mình sẽ không mạnh mẽ nếu không bị ma phá vì không bi ma chướng thì chí nguyện không kiên cường. Đó là cái điều chúng ta cần phải ý thức để mà thấy được ma là điều khó chịu nhưng mà không hẳn là điều xấu, vô hại. Không có ma thì không có Phật . Vì có ma cho nên mới có Phật. Ma càng to thì Phật càng lớn.

Đây là vấn đề tương tác 2 chiều. Chúng ta cần hiểu được chỗ này. Chúng ta thấy được yếu điểm, lợi điểm của nó. Không có cái điều gì hoàn toàn bất lợi và cũng không có cái điều gì hoàn toàn có lợi. Trong cái có lợi, có cái bất lợi. Trong cái bất lợi có điều có lợi. Hãy bình tĩnh. Sự bình tĩnh, sự sang suốt và sự kiên cường nó sẽ giúp ta có phẩm chất mạnh mẽ, đúng hướng, nâng cao tâm, đạo nghiệp, đạo lực của mình.