Phần 4: Phân biệt giá trị cao thấp của người Phật tử – Đạo đức và lối sống của người Phật tử

Nghe có vẻ kỳ lạ, trong xã hội người ta phân biệt qua vật chất ví dụ người giàu sang …

Nghe có vẻ kỳ lạ, trong xã hội người ta phân biệt qua vật chất ví dụ người giàu sang giá trị cao hơn người nghèo hèn qua từng chi tiết như nhà cao hơn 1 tầng, xe này đời mới hơn xe kia, từ đó tạo ra 1 sự cạnh tranh, đua đòi. Người sạt nghiệp mà vẫn đi Camry. Riêng người Phật tử đi chùa ai cũng giống nhau, vậy lấy chuẩn gì để cân đo đong đếm? Trong kinh Thiện Pháp (thuộc kinh Trung A-hàm) Đức Phật nói có 9 cấp độ để phân biệt người Phật tử:

  1. Người có lòng tin có giá trị hơn người không có lòng tin.
  2. Người có lòng tin có gặp thầy thì hơn người không gặp thầy.
  3. Phật tử gặp thầy có lễ kính hơn người gặp thầy không có lễ kính.
  4. Người lễ kính Thầy hỏi đạo cao hơn người lễ kính nhưng không hỏi đạo.
  5. Người hỏi đạo mà lắng nghe cao hơn người hỏi đạo không lắng nghe.
  6. Người lắng nghe mà ghi nhớ cao hơn người lắng nghe mà không ghi nhớ.
  7. Người ghi nhớ và suy tư ý nghĩa thì cao hơn người ghi nhớ mà không suy tư ý nghĩa.
  8. Người suy tư ý nghĩa mà thực hành có giá trị hơn người suy tư ý nghĩa mà không thực hành.
  9. Người có thực hành pháp làm lợi cho người (giáo hóa, giúp người, giúp đời) thì có giá trị hơn người không làm lợi ích cho người.
Phần 4: Phân biệt giá trị cao thấp của người Phật tử – Đạo đức và lối sống của người Phật tử
(thuyết giảng trong Khóa Học Phật Pháp tại Chùa Từ Tân)

1. Người có lòng tin có giá trị hơn người không có lòng tin

Người có lòng tin là có sự tin tưởng, hướng về giá trị tinh thần cao cả, tâm linh. Người có lòng tin có giá trị cao hơn người không có lòng tin bởi vì người có lòng tin đối với đấng tối cao khác với người không có lòng tin, không tin vào đấng cao cả nào, sống với bản năng vật chất như mọi loài sinh vật.

Người có lòng tin từ bỏ tầm thường của họ để tâm tư hướng về giá trị cao. Người có lòng tin nhưng tin sai, tin mù mờ, mê tín từ đó không đưa đến sự đạo đức cao cả thật sự. Như thế thì chẳng thà không có lòng tin tốt hơn.

Người có lòng tin là người có lòng tin đối với Tam Bảo. Người có lòng tin đối với Tam Bảo, thiết lập lý tưởng, giá trị cao cả trong cuộc đời, tin vào Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già. Tin vào Phật là tin vào giá trị thánh thiện, hoàn thiện nơi Đức Phật và hướng về giá trị của điều thiện.

Bản năng con người là tham lam, sân hận, thấp kém, tàn ác, dục vọng, ích kỷ. Đức Phật nói xa thì thật xa giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Xa thì thật là xa giữa nơi mặt trời mọc và nơi mặt trời lặn. Và xa hơn nữa là khoảng cách giữa người thiện và người bất thiện.

  • Phật là người hoàn thiện
  • Giáo Pháp là những nguyên tắc sống
  • Tăng là cộng đồng Thánh thiện, là những người bạn lương thiện

Giàu có thì phải sướng nhưng không sướng nổi vì trong lòng còn tham đắm, si mê.  Người nghèo nhưng có lòng tin giống như mặt trời buổi sáng đi lên càng ngày càng sáng (bình minh).  Người giàu nhưng không có lòng tin giống như mặt trời buổi chiều, càng lúc càng tối (hoàng hôn)

2. Người có lòng tin có gặp thầy thì hơn người không gặp thầy

Đi chùa không gặp thầy giống như đi du lịch vì chư Tăng là đại biểu sinh động của cái chùa. Cái chùa không có Tăng giống như giá trị vật chất.

Thầy là đại biểu sinh động giá trị của Phật, là 1 hình ảnh vượt lên trên cái tầm thường giới hạn của cuộc đời.

Thầy tỏa ra sức sống từ cái đi, cái đứng, cái nói. Hình ảnh đầu tròn áo vuông của thầy chúng ta thấy sự thanh thoát, nhẹ nhàng gợi mở hướng đi cho cuộc đời.

3. Phật tử gặp thầy có lễ kính hơn người gặp thầy không có lễ kính

  • Kính Phật thì phải trọng Tăng. Giáo pháp Phật qua sự vận hành của Tăng nên Phật pháp được trường tồn.
  • Tăng là cộng đồng Thánh vì đang đi trên con đường Thánh đạo để đạt được Thánh quả trong tương lai.
  • Hễ nói đến Tăng là nói đến người đang huấn luyện phẩm chất trong tâm.
  • Kính trọng thầy thì lời lẽ chuẩn mực, vừa phải, không quàng vai, bá cổ.
  • Thể hiện sự kính trọng, khiêm tốn, hạ thấp mình để đặt giá trị tâm linh lên cao.
  • Khi lễ kính, tâm mình nhẹ nhàng và dễ dàng tiếp nhận.
  • Khi đảnh lễ Thầy hỏi đạo, quý Phật tử quỳ xuống tác bạch.

4. Người lễ kính Thầy hỏi đạo cao hơn người lễ kính nhưng không hỏi đạo

Gặp thầy lễ kính và hỏi đạo là người cao cấp.

Người học hỏi giáo pháp, kinh điển là người cao hơn vì biết rõ về giá trị tâm linh nên phát triển giá trị tâm linh và có trình độ về giá trị tâm linh. Vì sao hỏi đạo? Vì có sự gút mắc, tìm hiểu. Lễ kính dọn tâm kính trọng thuần thục. Hỏi đạo, tương tác tinh thần với ông thầy.

5. Người hỏi đạo mà lắng nghe cao hơn người hỏi đạo không lắng nghe

Trò đi tìm thầy thì dễ mà thầy đi tìm trò thì khó. Người ta hỏi đạo cũng hỏi cho xong thôi. Có người hỏi mà tâm không thành, không lắng nghe, không hiểu.

Có người hỏi nhưng tâm luôn phản biện ý ông thầy hoặc nghe nửa chừng.

Nghe hết rồi mới kết luận. Lắng nghe mới nghe 1 cách đầy đủ.

6. Người lắng nghe mà ghi nhớ cao hơn người lắng nghe mà không ghi nhớ

Lắng nghe và ghi nhớ những điều đạo lý dược nghe.

Thời Đức Phật là thể hiện sự ghi nhớ rất tuyệt vời, điển hình là có 1 lần Phật thuyết pháp cho 1250 vị nghe vào 1 đêm tối trong rừng. Vua A Xà Thế được ông Kỳ Bà dẵn vào mà ngạc nhiên không giấu nỗi đến độ phải quát lên với ông Kỳ Bà:”Tại sao ông nói dẫn ta đến nơi Phật thuyết pháp mà lại dẫn vào đây?” Ông Kỳ Bà giải thích nói đức Vua vào sâu bên trong sẽ nghe Phật thuyết pháp rõ hơn ạ. Một không gian im thin thít, không một tiếng động. Mọi người đều tập trung vào bài thuyết pháp của Phật.

7. Người ghi nhớ và suy tư ý nghĩa thì cao hơn người ghi nhớ mà không suy tư ý nghĩa:

Nếu không suy tư thì không xử lý dữ liệu, không tạo ra sự khác biệt, không sâu sắc, không thấu hiểu. Trong tam vô lậu học tức văn tư tu, văn là nghe, tư là suy tư, và tu là thực hành) tức là ngôn ngữ chỉ nói lên được 1 phần.  Cổ nhân có nói :”Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan.” Chân lý phải sinh động, không nghèo nàn, cứng nhắc. Nếu không có ngôn ngữ cũng không có công cụ xử lý chân lý.

8. Người suy tư ý nghĩa mà thực hành có giá trị hơn người suy tư ý nghĩa mà không thực hành:

Suy tư ý nghĩa là biện luận giỏi, biết giỏi. Suy tư để làm chứ không phải để nói, để thể hiện sự bác học. Có thực hành thì suy tư cái biết gồm:

  • Thức tri: biết, nghe, nhớ, có kiến thức
  • Thắng tri: suy nghĩ, theo dõi
  • Liễu tri: hiểu biết đầy đủ

Ví dụ nấu cơm thì

  • Thức tri là công thức nấu
  • Thắng tri là nấu
  • Liễu tri là ăn

Quy trình để có cơm: gieo mạ, cấy lúa, bón phân, theo dõi rầy, gặt lúc, đập lúa, xay lúa, giã gạo, nấu cơm và ăn

Một cái biết về nghề nghiệp là biết về nghề đó, hành nghề đó và dạy cho người khác.

9. Người có thực hành pháp làm lợi cho người (giáo hóa, giúp người, giúp đời) thì có giá trị hơn người không làm lợi ích cho người.

(Tiểu thừa và đại thừa)

Thực hành xong, đạt được giá trị tâm linh, an ổn, hạnh phúc, tĩnh lặng. Mục đích tối hậu (sau cùng) giúp người, giúp đời, làm cho người được an vui, hạnh phúc.

Phật tử là người nối cánh tay của quý Thầy làm Phật Pháp trường tồn.

Các bậc A La Hán, có người đắc đạo không độ chúng sinh (Tiểu thừa), có người đem hết cuộc đời giúp người, giúp đời, đó là người trái tim Bồ Tát.

Trong thời hiện đại, thầy trò cùng nhau làm, gắn bó, công đức nuôi dưỡng và lớn mạnh gắn bó nhau làm rạng rỡ Phật Pháp.