Site icon Chùa Từ Tân

Phần 3: Ý nghĩa tụng, đọc kinh – Đạo đức và lối sống của người Phật tử – HT. Thích Viên Giác

Phần 3: Ý nghĩa tụng, đọc kinh - Đạo đức và lối sống của người Phật tử - HT. Thích Viên Giác

Tổ sư Trần Thái Tông có nói: “Nghe, đọc kinh là để hiểu rõ chân lý Phật dạy”

I. Tụng Kinh, đọc Kinh hằng ngày là một công hạnh của người Phật tử

1. Hiểu lời Phật dạy:

Những bài kinh tụng thì gồm có những bài dễ và những bài không hiểu. Những bài dễ hiểu thì thực hành theo là được còn những bài không hiểu ví dụ chú đại bi hay bát nhã tâm kinh, tụng không hiểu tuy nhiên những bài kinh đó có tác dụng tu dưỡng tâm thanh tinh vì vẫn có sự an trú tâm vào lời kinh, có sự thâm nhập giá trị tâm linh.

Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, các thầy đọc kinh thường xuyên để nhớ, ngày nào cũng tụng và chia nhau để tụng.

Vua A Dục xuất hiện sau khi Phật nhập Niết Bàn 200 năm đã kết tập kinh điển từ Ấn Độ qua Tích Lan với trọn bộ kinh là 200 quyển và đem theo 200 người với sự lãnh đạo của nhà sư là con vua A Dục.

2. Tụng kinh là ôn lại lời Phật dạy đồng thời nhớ những nguyên tắc ứng xử:

Nếu không tụng kinh hằng ngày ta sẽ dễ quên điều Phật dạy và như thế không nhớ điều gì là đúng, điều gì là sai.

Nếu không đọc tụng kinh lâu ngày thì phàm phu tính sẽ mạnh lên và chi phối ta.

3. Nhờ tụng kinh mà có cơ sở tư duy sâu hơn về ý nghĩa:

Thật vậy, đối với thầy cũng là bài kinh đó khi còn là một chú tiểu, tụng thì khác. Khi là một người đại học thầy tụng bài đó thì hiểu sâu hơn, còn khi là một người đi dạy thì bài kinh càng sâu sắc, mầu nhiệm, tư duy sâu hơn.

4. Tụng kinh để chuyển tải năng lượng tâm, hướng tâm tới ai cần (cầu an, sám hối,…)

Xây nhà, động thổ, khánh thành, cũng tụng kinh. Các thầy chú nguyện, chúc bình an, chúc phúc đám cưới, gia trì,v.v -> Tất cả đều sử dụng năng lượng thông qua kinh để gom tâm lại. Nhờ vào bài kinh ý nghĩa nào phù hợp tạo thành lực để đến với đối tượng.

5. Tụng kinh là phương thức truyền đạo:

Có người đang buồn đi ngang chùa nghe tụng kinh nên vơi bớt nỗi buồn, nỗi đau.

Tụng kinh nên in kinh sách để bảo tồn được kinh.

Thầy lý giải tại sao truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du không bị mất như những văn hóa khác khi còn Pháp thuộc mà còn lưu truyền là do có sách bói Kiều. Bói Kiều được giữ bởi những ông thầy ở chùa nên còn sót lại và là di sản văn hóa thế giới.

6. Tụng kinh phải trang nghiêm và có bàn thờ:

Vì tụng kinh có sự linh thiêng, mầu nhiệm nên ta phải chuẩn bị trang nhiêm, trang phục chỉnh tề (áo tràng), nơi chốn thanh tịnh chứ không phải bạ đâu tụng đó (ngoài trời), hay đụng đâu tụng đó (nấu ăn) mà phải có thời khóa.

7. Âm thanh:

Cần phải rõ, điều hòa với chúng

Thầy tụng kinh cầm máy để át tiếng la to, chuông mõ đi trước tụng kinh, người chủ lễ đọc chữ đầu tiên (VD: Nam), chúng đọc chữ thứ 2 (VD: Mô),…

II. Phân biệt đọc Kinh và tụng Kinh:

1. Trì kinh:

Khi tụng 1 mình không cần đọc to, không cần chuông mõ. Chuông là để tạo âm thanh đem lại sự tỉnh táo, tỉnh ngủ, không chìm vào hôn trầm.

Không cần mỏ mà có cũng được, nếu có mỏ ta nghe tiếng mõ không buồn ngủ. Có thể chỉ đọc, không cần to tiếng.

2. Tôn kính kinh:

Không để bừa bãi, không kẹp vô nách, không liệng lung tung. Không để bụi bám, phải để sạch sẽ.

Không cầm kinh trong tay mà xá vì kinh là Pháp (Pháp cao hơn Tăng).

3. Phát tâm in ấn kinh sách để lưu truyền:

Cần phải phân biệt kinh nào là kinh Phật và kinh nào là kinh ngụy tạo: vd kinh Địa mẫu, kinh Bát dương.

III. Cần phải đối chiếu lời Phật dạy về hành vi, lối sống của mình để điều chỉnh cái xấu, ác:

Nếu không có sự đối chiếu, điều chính hành vi, lối sống của mình thì lời kinh mất đi tác dụng, ý nghĩa sẽ thấp. Nếu thay đổi được, người Phật tử trí tuệ sẽ sáng, phát triển dần.

IV. Học Phật Pháp:

1. Tự tu:

Cần phải học hỏi giáo pháp. Nhờ học hỏi Phật Pháp mà hiểu được ý nghĩa, mục đích đời sống cao cả, thánh thiện. Biết lấy Phật Pháp làm chất liệu nuôi dưỡng tâm thức, hành vi, tâm tư vô minh ô nhiễm thì có cơ hội học Phật để thắp lên ngọn đèn trí tuệ, soi tâm u ám thành tâm trong trẻo, đẹp đẽ.

Năng lực tâm mạnh mẽ, cầu gì được thỏa mãn, tâm thấu hiểu, cao thượng, độ lượng. Tâm hẹp rất dễ bị tổn thương, ngày nào cũng buồn, cũng đau, cũng khổ. Phật dạy giống như tô nước để vào 1 muỗng canh muối sẽ dễ bị mặn, đó là tâm hẹp và 1 hồ nước để vào 1 muỗng canh muối, không ảnh hưởng gì đến người đó và đó là tâm rộng lượng.

Người Phật tử muốn hiền, muốn tạo công đức phải học vì môi trường phàm phu rất dễ chiếm lĩnh tâm thức. Rất dễ chấp thủ vào bản ngã do phẩm chất bị suy đồi, thiếu đi sự học.

Người không học Phật thì cách thức nói, giao tiếp, ứng xử sẽ thấp.

Học Phật để điều chỉnh bản thân và hoằng dương Phật Pháp.

2. Hoằng dương Phật Pháp:

Truyền bá chính là thuyết pháp, đây là hạnh nguyện của người con Phật được Phật trao truyền. Phật nói trong các bố thí Pháp thí là cao cả nhất. Xong tới bố thí và cuối cùng là cho con người sự an ổn.

Exit mobile version