Công hạnh Lễ Phật là phẩm chất, đức hạnh đầu tiên của người Phật tử
Một người không hiểu gì lễ Phật khác với người hiểu Phật lễ Phật. Thiền sư Trần Thái Tông nói Lễ Phật là kính Phật chí đức.
1. Lễ Phật là tôn kính phẩm chất của Phật:
Phẩm chất của Phật gồm có đức hạnh viên mãn và trí tuệ viên mãn.
Phật có 10 phẩm chất, kính trọng Phật là kính trọng người cao cả, 10 phẩm chất cao đẹp của Phật.
2. Lễ Phật là Lễ Phật hàng ngày, thường xuyên:
Nhà chùa thì tụng kinh hằng ngày, nhà thờ cũng vậy nên lễ Phật là lễ trọn đời chứ không phải chỉ lễ Phật khi bị bệnh, tổn hao tài sản.
Trong kinh Thiện Sinh kể lại một buổi sáng Đức Phật đi khất thực thấy 1 thanh niên lạy 6 phương Đông – Tây – Nam – Bắc – phương Thượng – phương Hạ. Phật hỏi vì sao anh lạy như vậy thì anh nói cha anh lạy 6 phương là để cầu cho an lành thì Phật giảng rằng trong pháp và luật của ta không có như vậy mà mình phải bảo hộ 6 phương chứ không phải 6 phương bảo hộ cho mình. Lễ Phật là để giúp đỡ, giúp đời, xây dựng cuộc đời, ban phát chứ không cầu xin.
3. Lễ Phật với lòng thành kính và thiết tha:
Thấy rõ phẩm chất cao đẹp của Phật, thấy rõ sự cần thiết của sự lạy Phật, thấy rõ sự mầu nhiệm của sự lạy Phật. Lạy Phật thành kính và cảm xúc, có Phật tử thấy tượng Phật cũ, bị bể thì xót xa, không yên tâm (đó là sự thiết tha)
Sự thiết tha đó nó sẽ cảm ứng nguồn năng lượng siêu việt của Phật đi vào trong tâm của ta và sự cảm ứng đó làm cho năng lượng của tâm mình sẽ mạnh, sẽ tăng sự mầu nhiệm. Từ đó làm tăng phước đức và trí tuệ. Thiết tha do có sự biết ơn và thọ ơn.
4. Phương thức lễ Phật:
a. Ngũ thể đầu địa: 5 vóc chạm xuống đất: trán, 2 cánh tay, 2 đầu gối xuống đều. Bên Tây Tạng chạm toàn thân, lạy rất hay, như con sâu. (Bồ Đề Đạo Tràng lạy tại Ấn Độ.)
– Nhất Bộ Nhất Bái
– Tam Bộ Nhất Bái – Thầy Chân Tính lạy từ SG ra núi Yên Tử, nắng cũng như mưa, đều lạy, ai cũng kính phục)
b. Lạy quỳ: Các sư trẻ mà lạy như vậy thì rất uổng
c. Lạy ngồi: 2 chân xếp về 1 phía
d. Vái: Thầy đùa là dành cho người có xương sống gắn sắt (tổn thương xương sống), có nhiều người không bị nhưng tâm có sắt.
e. Lạy rãi rãi: Đó là người kiêu mạn
Nội dung lạy Phật sẽ đạt thì hình thức sẽ được thông qua. Lễ Phật là đặt mình thấp xuống để tôn vinh giá trị cao cả của Phật. Lạy tùy duyên nhưng căn bản là tâm phải thanh tịnh để vọng tưởng không khởi lên. Nên nói Nhất tâm đảnh lễ là vậy, lạy Phật có nhất tâm hay không phải xét mình, không xét người khác!
5. Lạy chung và lạy riêng:
a. Lạy riêng: Có sự tập trung, thành khẩn
b. Lạy chung với cộng đồng (phải có chuông khi cúi xuống, đứng lên), phải đồng bộ gọi là hiệu ứng cộng đồng.
Lạy riêng có lợi thế là có không gian độc lập, tập trung, tự chủ cao hơn, thành tâm hơn. Ví dụ chọn thời gian là 4h sáng thì chủ động điều chỉnh tâm của mình.
6. Bàn thờ Phật:
Bàn thờ Phật nếu không phải là trung tâm của ngôi nhà thì cũng phải là nơi trang nghiêm nhất nhà
Bàn thờ gia tiên là người phàm phu thì không thể đặt chung với bàn thờ Phật, Bồ Tát là người xuất thế, siêu phàm.
Bàn thờ Phật trang nghiêm, sạch sẽ, ấm áp, có nhang, có đèn. Bàn thờ là cái đầu của mình nên phải sạch sẽ. Bàn thờ Phật to hay nhỏ tùy theo không gian và khả năng của mình.
Có trường hợp bàn thờ Phật ở nhà to hơn ở chùa. Nên có người nói như vậy không cần đi chùa lễ Phật chỉ cần lễ ở nhà. Sai.
Hãy lễ Phật ở nhà để huân tập tu dưỡng đạo đức.
Lễ Phật ở chùa để tiếp nhận nguồn lực Tam Bảo, sự hộ trì Chư Thiên, năng lượng của Tăng Đoàn vì tâm tư ở nhà không ổn nên Chư Thiên không dám tới. Ở chùa có không khí, tinh thần giải thoát. Chùa tinh khiết, thanh thoát mang lại lợi ích cho già, trẻ, thanh niên , mọi người đi chùa.
Nếu không có bàn thờ Phật thì lạy ngoài trời hoặc hướng vào hư không lễ bái. Có người nói Phật ở trong tâm đó là những người có căn cơ cao và chỉ có Chư Tăng.
Khi Lễ Phật áo quần phải trang nghiêm (áo tràng là tốt nhất), nhờ có tướng nên trang nghiêm tâm.
Lạy Phật phải liên tục và trọn vẹn từ đầu đến cuối dù ngắn hay dài
Đang lau bàn thờ Phật, ở dưới không được lạy vì Phật đang bận, lạy là vô duyên.
Lạy Phật lý tưởng là không ai choáng trước mặt.
Không lạy chỗ dành cho thầy trụ trì và chư tăng lạy.
Lưu ý về bàn thờ Phật:
- a. Phàm và Thành không ở chung 1 chỗ
- b. Không cùng hướng (Ở dưới cúng con gà trên Chư Thiên ngửi, chịu không nổi)
- c. Không để đồ không đúng chức năng trên bàn thờ ví dụ nhang, sách, dù,…
Bàn thờ Phật phải có 5 vật sau: lư nhang, đèn, hoa, quả, nước. Người Phật tử thờ cúng phải có ý nghĩa:
- Bát nhang: Tượng trưng cho lòng tin, thành kính đức tin
- Đèn: Biểu tượng cho sự sáng, trí tuệ, nhận thức đúng đắn (tuệ đăng)
- Hoa: Vẻ đẹp, ứng xử đẹp, ứng xử hài hòa.
- Quả: Tượng trưng cho hành động, hành vi tốt, quả phải tròn, không cúng trái méo
- Nước: Tượng trưng cho sự vô nhiễm, vô dục, tâm mình sạch như nước trong, không âm mưu.
Pháp khí (5 vật trên) là biểu tượng văn hóa ở chùa để điều chỉnh cảm xúc, hành vi xấu, ác, tư duy những ý nghĩ điều chỉnh tâm tư từ ác thành tốt, ích kỷ thành vị tha và bản năng thành trí tuệ. Quả vậy, đạo Phật là đạo của trí tuệ đến để mà thấy!